Dr Lim Wei Kheong Jimmy
Bác sĩ nhãn khoa
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ nhãn khoa
Đối với phần lớn người Singapore, kính mắt không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là một vật dụng thiết yếu để điều chỉnh thị lực kém do cận thị. Tình trạng này (cận thị) ảnh hưởng đến nhiều người trong chúng ta từ khi còn nhỏ, do đó, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các thói quen lành mạnh có thể ngăn ngừa cận thị hoặc làm chậm quá trình tiến triển của cận thị.
Cận thị là một vấn đề lớn ở Singapore, và điều này càng đáng báo động hơn khi chúng ta so sánh những thống kê với nước láng giềng Australia. Khi đạt độ tuổi 15-19, phần trăm đáng kinh ngạc – 74% người Singapore – mắc chứng cận thị, trong khi đó con số này ở Australia chưa đến một nửa, chỉ ở khoảng 30%.
Cận thị là một chứng bệnh mà trong đó người bệnh chỉ nhìn rõ các vật ở gần, còn các vật ở xa sẽ bị nhòe. Bệnh xuất hiện khi ánh sáng khúc xạ không chuẩn xác trong mắt, do tròng nhãn dài hơn bình thường dẫn đến hệ quả: hình ảnh bị hội tụ ở phía trước võng mạc thay vì hội tụ ngay trên võng mạc. Hiện tượng này được biết đến với cái tên tật khúc xạ.
Cơ bản của căn bệnh cận thị là do tròng nhãn bị kéo dài ra, nhưng chính sự kéo dài này lại khiến bạn bị đặt vào nguy cơ mắc phải các vấn đề khác về mắt, như phát triển bệnh đục thủy tinh thể sớm, rách hở võng mạc, tăng nhãn áp, hoặc thậm chí bị các dây thần kinh mỏng dần ra, vốn là một bệnh lý được biết đến với cái tên teo màng đệm, Bác sĩ Lim cho biết.
Cận thị có thể phát triển dần dần hoặc nhanh chóng, từ một trong một vài nguyên nhân bao gồm:
Xu hướng phát triển cận thị có thể là một đặc điểm di truyền, nên một đứa trẻ sinh ra từ những bậc phụ huynh mắc tật cận thị tự nhiên sẽ có độ nhạy cảm với căn bệnh này cao hơn. Trong một số trường hợp, cận thị thậm chí còn có thể tiến triển dần dần từ khi còn nhỏ, và ổn định lại khi đến tuổi trưởng thành.
Khi chúng ta thực hiện các công việc đòi hỏi thị lực nhìn gần, như đọc hoặc sử dụng điện thoại thông minh, có một sự tập trung rất lớn ở vùng trung tâm của mắt, trong khi đó thị lực périphérique (peripheral vision – vùng tầm nhìn ngoại vi) lại bị mờ đi. Các khoảng thời gian kéo dài dành ra cho việc thực hiện các công việc này đều có thể dẫn tới tật cận thị. Đây là lý do vì sao chúng ta được khuyến cáo nên nghỉ ngơi sau 30 – 40 phút nhìn gần, để nhìn các vật ở xa. Việc này hỗ trợ trong việc làm giảm mỏi mắt và khô mắt.
Căn cứ vào các nghiên cứu và quan sát, việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều hơn có ảnh hưởng quan trọng trong việc giúp trẻ em tránh phát triển cận thị, hoặc làm chậm quá trình cận thị tiến triển. Nhìn vào sự khác biệt đáng kể giữa tỉ lệ cận thị ở Singapore và Australia, trẻ em xứ Úc, trung bình, dành ra nhiều hơn 7 tiếng ngoài trời mỗi tuần, so với trẻ em Singapore.
Bác sĩ Lim khuyến cáo các bậc phụ huynh nên khích lệ trẻ theo đuổi các hoạt động ngoài trời như đạp xe hoặc chơi thể thao, nhằm giúp trẻ có thể tiếp cận với nhiều ánh sáng môi trường hơn.
Các bậc phụ huynh nên cảnh giác với những triệu chứng cận thị sau đây ở con cái họ:
Thật đáng tiếc, không có phương pháp chữa trị tự nhiên hoặc cách thức nào để đảo ngược tật cận thị ở trẻ em.
Một vài lời đồn xưa cho rằng trẻ mắc cận thị có thể được “huấn luyện” để lại có được thị lực hoàn hảo bằng cách không cho phép chúng sử dụng kính. Tuy vậy, khoa học đã chứng minh: việc không đeo kính không có tác dụng trong việc kiểm soát hay ngăn ngừa tiến triển của cận thị. Trong một vài trường hợp, việc này thực sự còn có thể làm nặng thêm tình trạng vì tạo ra thêm sự căng thẳng cho mắt.
Trong khi cận thị ở trẻ em không thể được đảo ngược, bạn vẫn có thể thực hiện một vài bước để làm chậm quá trình tiến triển, hoặc ngăn ngừa căn bệnh này. Nếu con bạn là người cận thị, chúng sẽ cần một cặp kính được kê toa để cải thiện thị lực. Sau đó, cha mẹ nên khuyến khích những thói quen tốt cho mắt, như giảm thời gian nhìn màn hình, và khuyến khích các hoạt động ngoài trời nhằm ngăn ngừa thị lực ngày càng kém đi.
Nếu con cái bạn mắc cận thị, điều trị bệnh và ngăn ngừa nó tiến triển nặng hơn là vô cùng quan trọng. Cách thức điều trị sẽ bao gồm: kính được kê toa, thuốc men, và các thói quen tốt cho mắt.
Bạn cũng nên đưa bé đi kiểm tra mắt đều đặn, đặc biệt là nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh cận thị hoặc các bệnh lý khác về mắt, để bác sĩ có thể theo dõi sự tiến triển, phát hiện vấn đề ngay từ sớm, và khuyến nghị phương án điều trị thích hợp để ngăn chặn các vấn đề nặng thêm.
Trong khi loại thuốc này không ngăn ngừa việc phát triển của cận thị, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của thuốc trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Hiện tại, Atropine chỉ được sử dụng dưới dạng thuốc nhỏ mắt với nồng độ thấp đến 0.01%, nhờ vậy nó không gây ra các tác dụng phụ như chứng sợ ánh sáng (photophobia – chứng bệnh khiến cho mắt phát triển độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng mạnh). Thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng hàng ngày, kéo dài trong 2 năm, và nếu tình trạng bệnh lý đã ổn định đến thời điếm đó, thuốc có thể được tạm ngừng trong vòng 1 năm, và lịch khám tái khám với bác sĩ mắt khoa đều đặn để theo dõi các vấn đề phát sinh trở lại.
Kính thuốc là phương pháp phổ biến nhất để điều trị và quản lý cận thị. Sử dụng các dụng cụ chuyên biệt nhằm đo lường mức độ khúc xạ của mắt, toa thuốc chính xác sẽ giúp tập trung các tia sáng đi vào mắt trở lại, giúp hình ảnh được hội tụ một cách chuẩn xác lên võng mạc.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào ủng hộ cho chuỗi các động tác thể dục mà người mắc cận thị có thể thực hiện để kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Thay vào đó, Bác sĩ Lim đưa ra lời khuyên: những thói quen tốt cho mắt, như chơi ngoài trời trong môi trường có ánh sáng xung quanh, và nghỉ ngơi đều đặn bằng cách nhìn các vật ở xa, sẽ có hiệu quả trong việc phòng ngừa cận thị tiến triển.
LASIK là một loại phẫu thuật được hỗ trợ bởi laser, nhằm tái cấu trúc giác mạc. Phương pháp này đã trở thành một quy trình được ưa chuộng bởi những người muốn cải thiện thị lực, nhưng ngược lại với suy nghĩ chung, đây không phải là phép màu có thể chữa trị mọi bệnh về mắt. Thay vào đó, LASIK chỉ tái cấu trúc giác mạc nhằm cho phép ánh sáng được tập trung lại trên võng mạc.
Đối với trẻ bị cận thị nặng, LASIK không hề giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh các bệnh lý như đục thủy tinh thể, bong võng mạc, hoặc tăng nhãn áp.
Bị cận thị nặng cũng làm tăng khả năng cận thị sẽ trở lại sau khi điều trị bằng phương pháp LASIK. Các nguyên nhân khác bao gồm: bị loạn thị kèm theo, quá trình lão hóa, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt, thiếu vitamin A, các bệnh lý như đục thủy tinh thể hoặc các bệnh về võng mạc, và những thói quen có hại cho mắt đang tồn tại, như làm các công việc cần nhìn gần quá nhiều và thời gian nhìn màn hình quá mức.
Cuối cùng, việc điều trị cận thị để ngăn ngừa tình trạng này tiến triển vẫn vô cùng quan trọng. Cho dù lựa chọn phương án điều trị nào, các bậc phụ huynh vẫn cần phải đặc biệt chú trọng trong việc kiểm soát cận thị của con em họ, và không gì có thể vượt qua được những lợi ích đến từ việc giáo dục thói quen lành mạnh về mặt lối sống. Bên cạnh dược phẩm và các thiết bị, điều quan trọng vẫn là mọi người cần hiểu: các hoạt động ngoài trời, ánh sáng môi trường, và giảm thời lượng trẻ nhìn màn hình vẫn đóng vai trò then chốt trong việc chiến đấu lại sự phát triển và tiến triển của cận thị, Bác sĩ Lim chia sẻ.