Dr Lim Jit Fong
Bác sĩ ngoại tổng quát
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ ngoại tổng quát
Bệnh trĩ là một loại bệnh lý xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng nằm thấp trở nên viêm hoặc sưng lên. Đây là một bệnh lý phổ biến, và xảy đến với nhiều người trưởng thành ở một số thời điểm trong cuộc sống.
Từ “Haemorrhoids” và “piles” có cùng một ý nghĩa. Cả hai thuật ngữ đều được sử dụng thay đổi cho nhau, dù từ “haemorrhoids” được ưa chuộng sử dụng hơn trong các văn bản y khoa.
Niêm mạc của hậu môn được phân chia thành hai phần, được đánh dấu bởi đường lược. Phía trên, bề mặt hậu môn có cấu trúc giống với trực tràng, trong khi phần niêm mạc phía dưới tương tự như cấu trúc da. Sự phân biệt này rất quan trọng trong việc xác định loại bệnh trĩ mà bạn đang gặp phải, và loại hình điều trị phù hợp.
Trĩ ngoại hình thành ở phần bên dưới đường lược, ở vị trí các mạch máu dễ bị huyết khối hoặc đông máu. Tình trạng này có nhiều khả năng xảy đến hơn, do chịu áp lực tăng cao trong suốt các hoạt động như nâng vật nặng, hoặc rặn do phân cứng, khó đào thải, hoặc chứng táo bón mãn tính. Điều này khiến các mạch máu bị huyết khối xuất hiện như một cục cứng gây đau tại cạnh hậu môn.
Trĩ nội hình thành khi các đệm hậu môn – vốn chứa các mạch máu chuyên biệt có tác dụng nén và giải nén – bị đặt dưới áp lực đột ngột hoặc mãn tính. Các đệm hậu môn này có chức năng ngăn ngừa việc rò rỉ khí hoặc phân khi xảy ra tình trạng thay đổi áp lực đột ngột, ví dụ như trong lúc chúng ta hắt hơi hoặc nâng các vật nặng.
Tuy vậy, khi chịu áp lực kéo dài, các đệm này có thể bị sa xuống và lồi ra ngoài hậu môn, hoặc bắt đầu chảy máu.
Cần lưu ý rằng mọi người đều có đệm hậu môn, và vì vậy, ai cũng có thể bị chảy máu từ bệnh trĩ một cách không liên tục. Điều này đồng thời có nghĩa bệnh trĩ có thể cùng tồn tại với các bệnh lý khác ở đại tràng và trực tràng, như ung thư đại tràng hoặc nhiễm trùng đại tràng (viêm đại tràng).
Vui lòng đừng phớt lờ các triệu chứng của bạn, và hãy đi tái khám nếu vấn đề tiếp tục đeo bám.
Các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại trĩ bạn mắc phải.
Nếu mắc phải trĩ ngoại, bạn có thể gặp phải các tình trạng sau:
Trĩ ngoại đôi khi diễn biến nghiêm trọng hơn, trở thành trĩ huyết khối – thứ xảy đến khi máu tích tụ và tạo nên cục máu đông, được gọi là huyết khối (thrombus). Tình trạng này có thể dẫn đến:
Nếu mắc phải trĩ nội, bạn có thể không nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy chúng. Tuy vậy, nếu gặp khó khăn hoặc phải rặn mỗi khi đi vệ sinh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
Việc điều trị bệnh trĩ sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng bạn gặp phải. Mục tiêu của điều trị là khôi phục lại cấu trúc và chức năng bình thường của các đệm hậu môn. Các lựa chọn điều trị cực kỳ đa dạng, và được áp dụng tùy theo các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ ở bệnh nhân.
Dưới đây là một vài phương án điều trị sẵn có:
Thay đổi khẩu phần ăn và tạo dựng thói quen đi vệ sinh lành mạnh đóng vai trò cốt yếu trong việc điều trị cho tất cả các bệnh nhân đang chịu đựng bệnh trĩ. Tránh chứng táo bón sẽ giúp làm giảm triệu chứng chảy máu.
Đi vệ sinh đều đặn nhờ một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ và uống đủ nước, có thể giảm thiểu rủi ro bị táo bón. Bệnh nhân cũng được khuyến nghị tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu. Họ được khuyên chỉ đi vệ sinh khi cảm thấy buồn đi vệ sinh, và không đi vệ sinh theo một khung giờ cố định mỗi ngày. Bệnh nhân cũng không nên đọc sách, báo, hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như máy chơi game cầm tay hoặc điện thoại thông minh trong phòng tắm.
Nếu tình trạng chảy máu tiếp tục dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc uống để cầm máu. Những khối trĩ nhỏ, dễ chảy máu, hiếm khi sẽ đòi hỏi phải phẫu thuật. Nếu có dấu hiệu của các cơn ngứa hoặc bỏng rát khó chịu xung quanh hậu môn, bôi các loại kem bôi tại chỗ có thể giúp làm dịu đi sự khó chịu.
Nếu có các khối trĩ sa xuống, sử dụng dược phẩm và thay đổi khẩu phần ăn không đủ để điều trị vấn đề triệt để. Một phương pháp điều trị ngoại trú, được biết đến với cái tên “thắt vòng chun”, có thể được sử dụng phối hợp với thuốc, nhằm loại bỏ khối trĩ bị sa xuống.
Một chiếc vòng chun có kích thước nhỏ (đường kính khoảng 2mm) sẽ được đeo vào gốc của khối trĩ bị sa, sau khi khối này đã được đưa trở về vị trí ban đầu trong hậu môn. Chiếc vòng chun này sẽ cắt đứt dòng chảy của máu đến các mô, khiến các mô teo lại và chết đi. Các mô bị teo sẽ rụng xuống và để lại một vết loét nhỏ, tự lành theo cách thức tự nhiên. Có thể dùng đến 3 chiếc vòng chun trong cùng một thời điểm, và thủ tục này có thể được lặp lại. Khi vòng chun được đeo lên vị trí nằm phía trên đường lược, bệnh nhân thường sẽ không có cảm giác đau.
Đôi khi, khối lượng trĩ bị sa có kích cỡ quá lớn, không phù hợp sử dụng cách thức điều trị thắt vòng chun. Bệnh nhân có khối trĩ bị sa với kích thước lớn thường sẽ mô tả rằng khối trĩ này chỉ có thể được đưa trở lại vào trong hậu môn bằng cách dùng ngón tay đẩy một cách thủ công. Một số khối trĩ có thể bị sa xuống một cách vĩnh viễn, và không thể được điều chỉnh trở lại vào hậu môn. Trong những trường hợp như vậy, phẫu thuật là điều cần thiết.
Do tồn tại rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau có thể được áp dụng, các chuyên gia y tế sẽ có thể mô tả phương án phù hợp nhất.
Trong tình huống bị trĩ huyết khối, phương án điều trị thường sẽ tập trung vào các cơn đau. Nếu bệnh nhân đi khám ngay sau khi huyết khối hình thành hoặc đang cảm thấy đau dữ dội, cục máu đông có thể được loại bỏ bằng cách tạo ra một đường rạch nhỏ. Việc giải phóng cục máu đông sẽ đem lại cảm giác được xoa dịu ngay lập tức.
Nếu bệnh nhân đi khám khi huyết khối đã hình thành được vài ngày, cục máu đông đã có thể được cơ thể hấp thụ một phần (tương tự như bất kỳ vết bầm tím nào nằm dưới da), và việc điều trị thường sẽ được tiến hành bằng dược phẩm nhằm xử lý các triệu chứng. Phẫu thuật sẽ không cần thiết trong trường hợp này.
Trong một vài trường hợp, cục máu đông bị huyết khối có thể bị nhiễm trùng, hoặc biểu hiện các dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trùng. Nếu đây là trường hợp, phẫu thuật được khuyến nghị nhằm ngăn chặn các nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp ở hậu môn.
Trong phẫu thuật trĩ, nguyên lý chỉ dẫn cho các bác sĩ phẫu thuật là khôi phục hình dạng và vị trí ban đầu của đệm hậu môn, ở vị trí nằm phía trên ống hậu môn. Điều này có nghĩa phẫu thuật không tập trung vào việc loại bỏ toàn bộ khối trĩ, mà chỉ nhằm mục đích thu nhỏ khối trĩ trở về kích thước và vị trí bình thường.
Việc loại bỏ toàn bộ khối trĩ đồng nghĩa với việc một người có thể mất khả năng kiểm soát đường ra của phân, vì họ có thể bị rò rỉ phân khi ho hoặc nhảy. Do đó, trong khi phẫu thuật sẽ khôi phục cấu trúc hậu môn bình thường, vẫn tồn tại một khả năng nhỏ khối trĩ có thể tái phát.
Việc chẩn đoán bệnh trĩ được thực hiện dựa trên duy nhất quá trình kiểm tra y khoa. Không yêu cầu thêm bất kỳ xét nghiệm nào trước khi tiến hành phẫu thuật. Tuy vậy, nếu tồn tại nghi ngờ có vấn đề liên đới đến đại trực tràng, nội soi đại tràng có thể là yêu cầu trước khi phẫu thuật. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, ung thư được phát hiện, việc điều trị ung thư sẽ được ưu tiên hơn so với việc điều trị trĩ.
Trĩ là loại đệm hậu môn đã phát triển các vấn đề và bắt đầu biểu hiện triệu chứng. Trĩ không khiến bạn dễ mắc ung thư đại trực tràng hơn. Rất thông thường gặp trường hợp, các bệnh nhân được chẩn đoán trĩ bị sa có xu hướng lựa chọn cách mặc kệ bệnh lý, một khi khả năng ung thư đại trực tràng được loại bỏ.
Vì trĩ có thể tái phát, sẽ tốt nhất nếu bạn áp dụng một cách tiếp cận ngăn ngừa. Các điều chỉnh trong lối sống dưới đây có thể hỗ trợ.
Bác sĩ Lim chia sẻ them, "Nhiều người có các thói quen khi đi vệ sinh cực kỳ không tốt mà không hề nhận ra điều này. Những thói quen này bao gồm việc ngồi trên bồn cầu quá lâu để tham gia vào các hoạt động như đọc, chơi game, hoặc hút thuốc lá. Bạn nên bằng mọi cách tránh những thói quen này. Tư thế ngồi trên bồn cầu cũng làm nên sự khác biệt. Lý tưởng nhất, chúng ta nên ngồi hướng về phía trước, với khuỷu tay hoặc bàn tay đặt lên đầu gối, và lưng giữ thẳng. Tư thế này cải thiện sự đào thải phân."
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bạn gặp phải, nhớ luôn tìm đến bác sĩ, đặc biệt nếu có dấu hiệu của chảy máu hoặc đau nhức. Nếu không chắc chắn về việc phẫu thuật trĩ, bạn có thể đọc thêm về chủ đề này ở đây.