Chàm là tình trạng da bị viêm (viêm da) mạn tính (kéo dài) do khiếm khuyết ở lớp màng bảo vệ da.
Bệnh không lây lan, nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm ở trẻ em thường thay đổi và chuyển biến xấu hơn theo thời gian.
Chàm thường xảy ra ở trẻ nhỏ và cải thiện khi trẻ lớn lên. Trong một số trường hợp, bệnh có thể vẫn kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Các loại chàm
Bệnh viêm da thường liên quan đến vấn đề viêm trên da. Các loại chàm khác nhau bao gồm:
Viêm da cơ địa là loại chàm mạn tính thường gặp nhất. Các nguyên nhân gây viêm da cơ địa bao gồm gen, da khô, các vấn đề về hệ miễn dịch hoặc các tác nhân gây dị ứng.
Viêm da tiếp xúc, xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng và phát ban hoặc phồng rộp. Chứng viêm thường thuyên giảm khi được điều trị và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Viêm da dạng đĩa/đồng tiền là một loại chàm gây ra các mảng đỏ tròn trên da (thường xuất hiện ở chân). Có thể bị nhầm lẫn là nhiễm nấm.
Viêm da tổ đỉa ảnh hưởng đến bàn tay, ngón tay và bàn chân. Gây ngứa ở các mảng da bị phồng rộp hoặc có vảy và gây đau đớn.
Viêm da tiết bã gây ngứa, đỏ, ban có vảy trên các vùng da nhờn của da đầu, lông mày, mí mắt, hai bên mũi và phía sau tai.
Viêm da ứ trệ xảy ra khi chất dịch rỉ ra từ các tĩnh mạch yếu trên da, gây sưng, đỏ, ngứa và đau.
Triệu chứng của bệnh chàm là gì?
Các triệu chứng bệnh chàm bao gồm:
Da khô
Da ngứa và sần sùi
Phát ban đỏ có vảy
Ngứa ngáy, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là về đêm
Da bị trầy xước và rách do gãi
Da dày, nứt nẻ
Những vùng thường bị ảnh hưởng nhất bởi chàm bao gồm:
Khuỷu tay bên trong
Phía sau đầu gối
Cổ và mặt
Má, da đầu, mặt trước cánh tay và chân (đặc biệt là trẻ sơ sinh)
Cần tránh gãi vùng da bị ảnh hưởng quá mạnh vì có thể gây nhiễm trùng. Những vùng bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện như những đốm đỏ rỉ dịch gây đau, có thể hình thành mủ hoặc đóng vảy màu vàng.
Bệnh chàm so với bệnh vảy nến
Mặc dù chàm có các triệu chứng tương tự với bệnh vảy nến, nhưng có một vài điểm khác biệt chính:
Biểu hiện bên ngoài
Bệnh chàm khiến da bị đỏ và sưng tấy, có thể có vảy, đóng vảy hoặc chảy dịch. Da bị ảnh hưởng cũng có thể xuất hiện như các mảng sẫm màu 'dai’ thô ráp.
Bệnh vảy nến khiến da bị đỏ và sưng tấy, có thể có vảy, sưng lên hoặc ánh bạc. Vùng da bị ảnh hưởng thường dày hơn và sưng rõ hơn.
Những vùng bị ảnh hưởng
Bệnh chàm thường thấy ở những nơi da gấp lại hoặc cong trên cơ thể, chẳng hạn như cổ, cổ tay hoặc mắt cá chân. Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể xuất hiện ở cằm, má, da đầu, ngực, lưng, tay và chân.
Bệnh vảy nến thường thấy ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, mặt, vùng thắt lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có thể xuất hiện các mảng trên miệng và môi, mí mắt, tai, nếp gấp da, móng tay và móng chân.
Các tác nhân gây bệnh
Bệnh chàm có thể xảy ra do căng thẳng, nhiễm trùng, nhiệt độ và độ ẩm, thay đổi nội tiết tố và các chất kích ứng da như xà phòng, chất khử trùng và chất lỏng hữu cơ. Chàm cũng có thể xảy ra do các tác nhân gây dị ứng như bụi, vảy da, phấn hoa, gàu và một số loại thực phẩm.
Bệnh vảy nến có thể xảy ra do áp lực, nhiễm trùng, một số loại thuốc và tổn thương da do tiêm ngừa, cháy nắng hoặc trầy xước.
Thời điểm cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị bùng phát chàm nặng hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây xảy ra:
Chàm ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
Bệnh chàm không cải thiện sau 2 ngày điều trị thông thường.
Da có dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ như vết ban bị chảy nước, rỉ nước hoặc có vảy màu vàng trên vùng da bị ảnh hưởng).
Mặc dù không biết nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm, nhưng các yếu tố di truyền cơ bản được cho là có góp phần trong đó. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây bệnh có thể là do hàng rào bảo vệ da bị rối loạn chức năng và hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, phản ứng mạnh khi tiếp xúc với các chất kích ứng.
Chàm có thể xảy ra do:
Thức ăn
Mồ hôi
Căng thẳng
Côn trùng cắn
Nhiệt độ thay đổi, đặc biệt là nhiệt
Hóa chất trong xà phòng, nước hoa và chất tẩy rửa
Vải vụn tổng hợp hoặc thô, chẳng hạn như len
Các vấn đề về da, chẳng hạn như lượng vi khuẩn trên da cao hoặc làm ẩm da không đủ
Tác nhân dị ứng môi trường như phấn hoa, bụi hoặc vảy trên thú nuôi
Tiền sử gia đình bị chàm, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ bị chàm.
Biến chứng và các bệnh liên quan bệnh chàm là gì?
Chàm làm yếu và gây tổn hại đến lớp trên cùng của da cũng như các lớp khác, làm tổn hại đến chức năng da là một lớp bảo vệ. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc nhiễm trùng do vi-rút.
Gãi hoặc cạy vùng da bị ảnh hưởng do bệnh chàm cũng có thể phá vỡ lớp màng bảo vệ da.
Một số câu hỏi thường gặp về chàm ở người trưởng thành là gì? Tìm hiểu câu trả lời và khám phá cách bạn có thể quản lý và chung sống tốt hơn với tình trạng da này.
Là bậc phụ huynh của trẻ mắc bệnh chàm, hẳn bạn không lạ gì sự khó chịu mà tình trạng này mang lại. Tìm hiểu cách kiểm soát căn bệnh này hiệu quả hơn với những mẹo hữu ích từ bác sĩ nhi khoa trong bài viết dưới đây.
Khó có thể xác định nguyên nhân dẫn đến eczema, nhưng đối với cha mẹ có con bị mắc bệnh này, việc phối hợp với bác sĩ nhi khoa để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn có thể giúp xoa dịu mối lo lắng.