Dr Lim Mui Hong
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Bác sĩ Lim Mui Hong, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, giải thích số liệu thống kê về chấn thương thể thao, các chấn thương thể thao phổ biến nhất, và cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro.
Ở Singapore, các môn thể thao phổ biến bao gồm bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, và đạp xe. Các bộ môn khác như võ thuật, khiêu vũ, và thể thao mùa đông cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Những chấn thương xảy ra ở các bộ môn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong số các chấn thương thể thao cần được chăm sóc y tế.
Theo Báo Cáo Thống Kê Y Tế Quốc Gia về các ca chấn thương liên quan đến thể thao và giải trí tại Mỹ từ năm 2011-2014:
Trong bài đánh giá đó, các tác giả cũng báo cáo rằng:
Một trong những chấn thương thể thao phổ biến nhất là bong gân mắt cá chân. Chấn thương này thường xuất hiện khi bàn chân bất ngờ xoay hoặc vặn quá mức, buộc khớp mắt cá chân phải ra khỏi vị trí bình thường và gây tổn thương các dây chằng xung quanh.
Các vận động viên tham gia các bộ môn thể thao như bóng đá và bóng rổ, các bộ môn yêu cầu họ phải xoay người nhanh lẹ trên đôi chân mình, thường dễ bị chấn thương này.
Chấn thương lưng dưới có đặc điểm là đau lưng và có thể đi kèm với triệu chứng tê bì hoặc yếu ở các chi dưới. Cá nhân có thể trải qua chứng đau thần kinh tọa, nghĩa là đau buốt dọc theo chân đi từ vùng lưng dưới. Chấn thương lưng dưới phổ biến ở các vận động viên thể dục dụng cụ chủ yếu bởi những tư thế uốn cong lặp đi lặp lại mà họ phải thực hiện. Các vận động viên cử tạ cũng thường hứng chịu chấn thương này bởi họ thường đặt áp lực cực lớn lên lưng mình trong quá trình tập luyện hay thi đấu.
Khớp gối được ổn định bởi 4 dây chằng chính, bao gồm 2 dây chằng bên và 2 dây chằng chéo. Trong số các vụ rách dây chằng đầu gối, dây chằng chữ thập trước (ACL) là dây thường bị chấn thương nhất. Chấn thương này thường kèm theo cảm giác ‘bụp’, theo sau đó là sưng gối và không thể đặt trọng lượng lên đầu gối. Chấn thương này phổ biến ở các cầu thủ bóng đá (soccer) và cầu thủ bóng bầu dục.
Đau đầu gối trước có thể là kết quả của nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác nhau. Các bệnh lý này bao gồm tình trạng hao mòn và rách sụn khớp, viêm xương khớp, viêm gân bánh chè, và lệch khớp bánh chè và rối loạn khớp bánh chè. Đau đầu gối ở vận động viên chạy bộ, còn được gọi là hội chứng đau bánh chè-đùi, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau đầu gối trước. Hội chứng này không những phổ biến ở các vận động viên chạy bộ, mà còn ở những người không chạy bộ nhưng tham gia vào các hoạt động thể chất khác như đạp xe.
Trật khớp vai thường xảy ra do lực mạnh tác động lên khớp trong suốt một sự kiện sang chấn như té ngã hoặc va chạm với người chơi khác. Đa số các trường hợp trật khớp vai là trật khớp trước. Điều này có nghĩa là đầu xương cánh tay bị kéo mạnh về phía trước, ra khỏi ổ chảo xương bả vai. Một ca trật khớp vai cấp tính cần được nắn khớp càng sớm càng tốt cùng với việc giảm đau thích hợp và bởi nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn. Loại chấn thương này phổ biến ở các môn thể thao va chạm như bóng bầu dục.
Để giảm thiểu rủi ro chấn thương trong khi vẫn tận hưởng được những lợi ích của việc chơi thể thao, các biện pháp sau đây được khuyến cáo:
Khám sức khỏe trước khi tham gia các hoạt động thể thao có thể được thực hiện nhằm phát hiện bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào cần được điều trị trước khi bắt đầu luyện tập bất cứ bộ môn thể thao hay các sự kiện đòi hỏi sức bền. Việc tập luyện có cấu trúc đảm bảo rằng cơ thể được chuẩn bị kỹ càng để đối mặt với những yêu cầu của các hoạt động thể thao hoặc các sự kiện. Bài tập khởi động và thư giãn nên được thực hiện thường xuyên trước và sau mỗi buổi tập luyện.
Điểm này càng có tầm quan trọng hơn trong các môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật như đánh gôn (golf).
Sử dụng đồ dùng bị hư hỏng hoặc không thích hợp có thể làm tăng rủi ro chấn thương. Đối với các vận động viên chạy bộ, việc đi giày chạy bộ phù hợp rất quan trọng. Chơi các môn thể thao như bóng đá (soccer) trên bề mặt mấp mô làm tăng rủi ro chấn thương vùng chi dưới.
Chu kỳ tập luyện và nghỉ ngơi có cấu trúc đảm bảo rằng cơ thể có đủ thời gian để phục hồi sau những buổi tập luyện cường độ cao. Điều này sẽ giúp cải thiện thành tích thi đấu và giảm thiểu rủi ro chấn thương.
Sau một chấn thương, điều quan trọng là cần tìm đến sự chăm sóc y tế nhanh chóng. Việc trở lại tập luyện và thi đấu từ từ sau khi đã có thời gian hồi phục và làm quen trở lại đầy đủ sẽ giảm thiểu rủi ro làm các chấn thương có sẵn nặng thêm và hứng chịu thêm chấn thương mới.
Tham gia các bộ môn thể thao nên an toàn và mang lại niềm vui. Chấn thương là điều không thể tránh khỏi, nhưng rủi ro có thể được giảm thiểu. Chăm sóc y tế kịp thời nên là điều cần được thực hiện ngay sau một chấn thương.