Sức khỏe xương khớp

Giống như cấu trúc của một tòa nhà, xương là khung đỡ của cơ thể. Khi bạn dùng điện thoại di động hay chạy marathon, xương hỗ trợ mọi chuyển động dù là nhỏ nhất.

Trong quá trình trưởng thành, cơ thể tích lũy khối lượng xương đến khối lượng đỉnh ở khoảng 30 tuổi. Mặc dù giữ xương chắc khỏe vào lúc còn trẻ là điều rất quan trọng, nhưng bảo vệ xương ở tuổi trưởng thành sẽ giúp bạn nhiều năm về sau đó.

Một số bước đơn giản, như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, có thể giúp xương khỏe mạnh lâu dài.

Tìm hiểu thêm về sức khỏe xương khớp và cách chúng tôi có thể giúp bạn ngăn ngừa các tổn thương xương khớp.

Mật độ xương và mất khối lượng xương

Xương là các mô sống. Cơ thể liên tục tiêu hủy xương cũ và phát triển mô mới để thay thế. Mặc dù tốc độ thay thế xương chậm lại ở độ tuổi 20, nhiều người đạt được khối lượng xương đạt đỉnh cao nhất vào độ tuổi 30. Nếu bạn có khối lượng xương đạt đỉnh cao hơn, xương sẽ chắc hơn. Bạn sẽ ít bị loãng xương hơn, đây là tình trạng khiến xương giòn và dễ vỡ.

Mật độ khoáng xương, còn gọi là BMD, là một phép đo lượng chất khoáng trong mô xương. Khi cơ thể mất bớt mô xương, xương sẽ giảm khối lượng và mật độ xương. Điều này làm tăng nguy cơ bị gãy xương nếu bị ngã.

Xét nghiệm BMD giúp phát hiện loãng xương và đánh giá nguy cơ gãy xương. Xét nghiệm này cũng giúp theo dõi tiến độ điều trị các bệnh gây mất khối lượng xương.

Lời khuyên để giúp xương khỏe mạnh

Mất khối lượng xương có thể làm bạn dễ bị loãng xương hơn.

Duy trì xương chắc khỏe bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp và các loại thức ăn hỗ trợ xương chắc khỏe. Dùng nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống và thường xuyên tập các bài thể dục chịu sức nặng hàng ngày. Ví dụ về các bài thể dục chịu sức nặng bao gồm đi bộ và leo cầu thang. Ngoài ra, hãy giảm bớt rượu bia và cố gắng không hút thuốc, để ngăn ngừa mất khối lượng xương.

Tìm hiểu thêm về cách giữ cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Bạn có biết ? Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn sau khi mãn kinh, khi mức oestrogen giảm dẫn đến mất khối lượng xương nhanh hơn.

Các rối loạn cơ xương khớp thường gặp

Lão hóa, chấn thương, sai tư thế hoặc các môn thể thao tác động mạnh có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương, bao gồm xương, cơ, khớp và dây chằng. Hãy chăm sóc sức khỏe xương khớp và tránh các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp liên quan đến các bộ phận sau đây:

  • Lưng và cột sống – Cột sống có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng thể chất của cơ thể. Mọi tổn thương cột sống có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề.
  • Bàn chân và mắt cá chân – Tổn thương bàn chân và mắt cá chân thường gặp phải, đặc biệt là ở người lớn tuổi và vận động viên. Trong một số trường hợp, có thể cần can thiệp ngoại khoa để ngăn ngừa các hậu quả lâu dài.
  • Bàn tay – Nguyên nhân thường gặp gây tổn thương bàn tay bao gồm các tác động trong thể thao, hao mòn do lão hóa và bị ngã. Một số tổn thương có thể dẫn đến những bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng bàn tay về lâu dài.
  • Đầu gối – Chấn thương đầu gối có thể do thể thao hoặc các hoạt động giải trí, bị ngã và hao mòn do lão hóa. Một số chấn thương đầu gối có thể dẫn đến những hệ quả lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.
  • Vai – Chấn thương vai thường do lão hóa, hoặc các môn thể thao cần có các cử động vươn cao quá đầu và lặp đi lặp lại. Ví dụ về các môn thể thao này bao gồm quần vợt, cầu lông, bơi và nâng tạ.

Các chấn thương thể thao thường gặp

Cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn nếu tập luyện tốt. Tuy nhiên, các môn thể thao hoặc bài tập thể dục có thể dẫn đến chấn thương nếu bạn không khởi động làm nóng cơ đầy đủ hoặc tạo điều kiện để cơ thể quen với hoạt động đó. Đôi khi, bạn tập cơ hoặc khớp quá sức. Nếu bạn không dùng dụng cụ thích hợp, tai nạn cũng có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm về các chấn thương thể thao thường gặp và cách bảo vệ xương khớp:

Bạn có biết ? Một em bé có 270 xương khi sinh, sau đó một số xương dính lại với nhau và trở thành 206 xương khi trưởng thành.

Thu gọn tất cả
Mở rộng tất cả

Các bệnh về xương

Cùng xem các chấn thương thể thao và các bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng đến xương.

Lưng và cột sống

Cột sống có vai trò quan trọng trong cấu trúc cơ thể và hoạt động thể chất. Tổn thương khu vực cột sống có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí gây liệt. Các bệnh lý về cột sống và lưng thường gặp là:

Bàn chân và mắt cá chân

Tổn thương bàn chân và mắt cá chân thường gặp phải, đặc biệt là ở người lớn tuổi và vận động viên. Các bệnh lý về bàn chân và mắt cá chân thường gặp là:

Bàn tay và cổ tay

Các tổn thương bàn tay và cổ tay có thể xảy ra trong các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân gây tổn thương bàn tay bao gồm các tác động trong khi chơi thể thao, lão hóa, hao mòn, rách và bị ngã. Các bệnh lý về bàn tay và cổ tay thường gặp là:

Hông

Xương hông nâng đỡ trọng lượng cơ thể bạn. Mọi tổn thương ở hông đều ảnh hưởng đến cử động. Các bệnh thường gặp ở hông bao gồm:

Đầu gối

Chấn thương đầu gối có thể do thể thao hoặc các hoạt động giải trí, bị ngã và lão hóa hay hao mòn. Một số chấn thương đầu gối có thể dẫn đến những hệ quả lâu dài nếu không được điều trị kịp thời. Các bệnh thường gặp ở đầu gối bao gồm:

Vai

Chấn thương vai thường do lão hóa hoặc lặp lại các cử động vươn cao qua đầu nhiều lần trong khi chơi thể thao. Các bệnh thường gặp ở vai bao gồm:

Điều trị các bệnh về xương

Các chấn thương thể thao và chấn thuơng cơ xương khớp thường xảy ra, nếu không điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề mạn tính hoặc các biến chứng nghiêm trọng trong tương lai. Thông thường, khám chữa bệnh kịp thời và điều trị bằng thủ thuật chính xác có thể giúp ngăn ngừa mất khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chúng tôi sẽ bắt đầu điều trị bằng cách chẩn đoán cẩn thận để xác định vị trí và mức độ nặng của vấn đề trước khi lập kế hoạch chăm sóc để giúp bạn phục hồi. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương hoặc tình trạng của bệnh nhân, phương pháp điều trị có thể bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, thuốc hoặc tiêm.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị cơ xương khớp.

Phục hồi

Trong hầu hết các loại tổn thương, xương có khả năng tự lành một cách tự nhiên. Tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe tổng thể của bạn, quá trình phục hồi có thể mất vài tuần hoặc vài tháng.

Trong quá trình phục hồi, đội ngũ chăm sóc sẽ hỗ trợ bạn với các lời khuyên về cách tự chăm sóc và sức khỏe xương khớp, thuốc giảm đau và thủ thuật y khoa phù hợp.

Sau khi xương đã lành, bác sĩ có thể khuyến cáo dịch vụ phục hồi chức năng như là vật lý trị liệu, phân tích dáng đi, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình.

Với sự hướng dẫn trực tiếp và chỉ định tập luyện được điều chỉnh cho từng cá nhân, mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn đạt được lối sống như mong muốn. Để bảo vệ bạn khỏi bị mất khối lượng xương và tổn thương về sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách giữ gìn xương chắc khỏe.

Trang này đã được kiểm duyệt.