Chuyển nhịp là một thủ thuật trong đó nhịp tim nhanh bất thường được chuyển thành nhịp bình thường bằng dòng điện hoặc thuốc.
Các loại chuyển nhịp bao gồm:
Sốc điện chuyển nhịp - Trong đó sốc điện năng lượng cao được chuyển đến tim để lập lại nhịp tim bình thường, thông qua bản sốc điện hoặc điện cực gắn vào ngực trong khi bệnh nhân được an thần
Chuyển nhịp dược lý hoặc hóa chất - Dùng thuốc thay vì sốc điện để phục hồi nhịp tim
Sốc điện chuyển nhịp tốn ít thời gian hơn chuyển nhịp dược lý hoặc hóa chất.
Chuyển nhịp có thể phục hồi nhịp tim bình thường cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn sẽ cần thêm thủ thuật hoặc thuốc sau khi chuyển nhịp để duy trì nhịp tim bình thường.
Tại sao bạn cần chuyển nhịp?
Chuyển nhịp dùng để điều chỉnh nhịp tim quá nhanh hoặc phổ biến hơn là nhịp tim không đều (rung nhĩ hay AFib).
Mục tiêu của điều trị nhịp tim không đều là phục hồi nhịp tim bình thường nếu có thể và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và bệnh tim.
Bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố như độ tuổi và sức khỏe tim mạch tổng thể để xác định xem chuyển nhịp có phải là một biện pháp điều trị phù hợp cho bạn không.
Các nguy cơ và biến chứng của chuyển nhịp là gì?
Trong khi các biến chứng của chuyển nhịp không thường gặp, có những nguy cơ nhất định, như là:
Nhịp tim bất thường, một trường hợp hiếm gặp khi bạn có nhịp tim bất thường khác trong hoặc sau thủ thuật
Cục máu đông bật ra, có thể gây đột quỵ, thuyên tắc phổi (cục máu đông đi vào phổi) hoặc các vấn đề khác
Tổn thương da, khi bạn bị bỏng nhẹ ở vùng da đặt điện cực
Phản ứng với thuốc gây mê toàn thân hay thuốc an thần nếu có sử dụng
Bác sĩ có thể cho thuốc làm loãng máu để giúp ngăn ngừa cục máu đông và thực hiện các bước khác cần thiết để giảm nguy cơ.
Lưu ý: Mặc dù có thể thực hiện chuyển nhịp trong lúc mang thai, bác sĩ sẽ cần theo dõi nhịp tim của em bé trong khi thực hiện thủ thuật.
Bạn chuẩn bị cho thủ thuật chuyển nhịp như thế nào?
Để chuẩn bị cho thủ thuật này, bác sĩ sẽ:
Yêu cầu một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng tim
Thảo luận với bạn về nguy cơ và lợi ích điều trị
Cần biết về tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc
Trước thủ thuật, bạn sẽ cần:
Nhịn đói qua đêm, hoặc nhịn đói trong ít nhất 6 giờ trước khi chuyển nhịp
Thông báo cho bác sĩ về tất cả loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn, vitamin, chất khoáng, thảo dược, chất kích thích hoặc bất kỳ thực phẩm chức năng nào khác
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có thiết bị cấy ghép tim, như máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim-chuyển nhịp cấy ghép, để bác sĩ có thể thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa nếu cần
Điều gì sẽ xảy ra trong chuyển nhịp?
Sốc điện chuyển nhịp được thực hiện ngoại trú. Bạn có thể về nhà trong ngày làm thủ thuật.
Thời gian ước tính
Thủ thuật chỉ kéo dài vài phút, mặc dù sẽ cần thêm thời gian để chuẩn bị và dùng thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Quy trình có thể được chia thành các bước sau đây:
Bạn sẽ được dùng thuốc qua một đường truyền tĩnh mạch (IV) giúp bạn ngủ để bạn không cảm thấy gì khi bị sốc trong thủ thuật.
Bạn cũng có thể được cho dùng các thuốc khác thông qua đường IV để giúp phục hồi nhịp tim.
Một số miếng dán lớn gọi là điện cực được nối với máy chuyển nhịp (máy khử rung tim) sẽ dán lên ngực.
Máy chuyển nhịp sẽ chuyển sốc điện năng lượng cao được lập trình đến tim để chuyển nhịp tim về bình thường.
Nhịp tim sẽ được theo dõi chặt chẽ. Bạn cũng sẽ được theo dõi về mọi dấu hiệu biến chứng.
Siêu âm tim qua thực quản có thể được thực hiện ngay trước khi chuyển nhịp để xác nhận rằng không có cục máu đông trong tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Sau thủ thuật
Trong trường hợp có biến chứng, bạn sẽ cần dành khoảng một giờ trong phòng hồi sức để theo dõi.
Hãy nhờ một người chở bạn về nhà sau thời gian hồi sức.
Sau khi bạn rời bệnh viện, bạn có thể cần lưu ý những điều sau:
Khả năng ra quyết định có thể bị ảnh hưởng vài giờ sau thủ thuật.
Bạn có thể cần dùng thuốc làm loãng máu trong ít nhất vài tuần sau thủ thuật kể cả khi không thấy cục máu đông trong tim trước thủ thuật. Điều này là để ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới.
Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của điều trị, như là:
Bác sĩ cũng có thể Khuyến cáo bạn tham gia phục hồi chức năng tim để giúp cải thiện sức khỏe và hồi phục sau phẫu thuật tim.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Các bệnh viện Mount Elizabeth đã có uy tín trong chăm sóc và điều trị tim mạch chất lượng cao tại Singapore và trong khu vực.
Được hỗ trợ bởi một đội ngũ y tế đa chuyên ngành gồm y tá và chuyên gia trị liệu chuyên khoa, các bác sĩ nội tim mạch và bác sĩ phẫu thuật tim lồng ngực sẽ chọn kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng rối loạn nhịp tim của bạn.
Cơ sở vật chất của bệnh viện được trang bị đầy đủ và các phòng bệnh có thiết kế sang trọng sẽ đảm bảo cho bệnh nhân làm thủ thuật chuyển nhịp được chữa lành và phục hồi thật thoải mái và an tâm.
Đội ngũ bác sĩ nội tim mạch của chúng tôi
Các bệnh viện Mount Elizabeth nổi tiếng trong lĩnh vực sức khỏe và điều trị tim mạch trong khu vực.
Các bác sĩ chuyên khoa tim sử dụng kỹ thuật phẫu thuật và thiết bị y tế tinh vi để giúp mọi bệnh nhân đạt được kết quả lâm sàng tốt.
Nam
Nữ
Please check with your insurance provider for more information, and for their most up-to-date list of panel doctors.
^Specialists may qualify to be on the Extended Panel (EP). You may enjoy selected panel benefits depending on your policy and riders.