Xét nghiệm đo điện tim Holter là một xét nghiệm chẩn đoán không xâm lấn. Nhìn chung, kỹ thuật này sử dụng một thiết bị có thể mang đi gọi là máy điện tim Holter để ghi hoạt động điện của tim liên tục trong 24 – 48 giờ. Tùy thuộc vào bệnh trạng của bạn và thiết bị Holter, bác sĩ cũng có thể khuyến cáo dùng thiết bị trong tối đa 1 tuần.
Thời gian theo dõi này khác với điện tâm đồ (ECG), vì ECG chỉ ghi lại hoạt động điện của tim trong một thời gian ngắn.
Tại sao bạn cần đo điện tim Holter?
Bác sĩ có thể khuyến cáo xét nghiệm đo điện tim Holter để:
Phát hiện các rối loạn nhịp thoáng qua (tạm thời) của tim. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ tìm mối liên hệ giữa các triệu chứng như đánh trống ngực (nhịp tim không đều, nhanh hoặc mạnh), ngất xỉu và chóng mặt với nhịp tim.
Theo dõi hoạt động điện của tim trong hoạt động bình thường hoặc sau khi bị đau tim.
Chẩn đoán mọi nhịp tim bất thường (bao gồm rối loạn nhịp tim nghiêm trọng).
Xác định một thủ thuật tim thành công hay không.
Theo dõi hiệu quả của một thuốc tim mới.
Các nguy cơ và biến chứng của xét nghiệm đo điện tim Holter là gì?
Không có nguy cơ đáng kể do đeo máy điện tim Holter. Bạn có thể cảm thấy khó chịu đôi chút do đeo thiết bị liên tục hoặc kích ứng da ở chỗ dán điện cực.
Bạn chuẩn bị cho xét nghiệm đo điện tim Holter như thế nào?
Nhìn chung máy điện tim Holter cần giữ khô ráo để ngăn hư hỏng. Một số thiết bị Holter hiện đại, như máy điện tim Holter miếng dán, có thể cho phép tắm nhanh và thậm chí bơi.
Bạn có thể tắm trước lịch hẹn gắn thiết bị.
Điều gì sẽ xảy ra trong xét nghiệm đo điện tim Holter?
Bạn có thể thực hiện các hoạt động bình thường trong khi xét nghiệm.
Thời gian ước tính
Nhìn chung, bạn có thể cần đeo thiết bị trong 24 – 48 giờ. Tùy thuộc vào bệnh trạng của bạn và thiết bị Holter, bác sĩ có thể khuyến cáo đeo thiết bị trong tối đa 1 tuần.
Trước thủ thuật
Bác sĩ sẽ dán các cảm biến nhỏ (điện cực) vào ngực. Có thể cần cạo một chút lông để dán điện cực vào da chắc hơn.
Cảm biến sẽ được kết nối với một thiết bị ghi bằng một vài dây nối. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo thiết bị ghi để thiết bị hoạt động đúng.
Trong khi thực hiện thủ thuật
Bạn sẽ đeo máy điện tim Holter trong suốt quá trình xét nghiệm, kể cả lúc ngủ. Bạn cần ghi lại hoạt động của mình và ghi chú mọi triệu chứng sau đây:
Trả thiết bị cho bác sĩ cùng với thông tin ghi lại triệu chứng. Bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số của máy điện tim Holter dựa trên hoạt động thể chất hàng ngày của bạn để xác định bất kỳ tình trạng nhịp tim bất thường và rối loạn nào.
Câu hỏi thường gặp
Đ: Máy điện tim Holter đo hoạt động điện của tim liên tục, thường trong 2 ngày, đôi khi tới một tuần. Ngược lại, điện tâm đồ (ECG) đo hoạt động điện của tim trong thời gian ngắn.
Thời gian theo dõi kéo dài cho phép bác sĩ:
Theo dõi hoạt động điện của tim sau thủ thuật tim hoặc sử dụng thuốc mới.
Phát hiệnnhịp tim bất thườngcác rối loạn như là rung nhĩ, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu thất (PVC).
Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm đo điện tim Holter cho bạn. Nhìn chung, kết quả sẽ cho biết:
Nhịp tim trung bình
Nhịp tim nhanh nhất và chậm nhất
Những lần tim tạm dừng và thời gian dừng
Nhịp tim nhanh và đặc điểm kèm theo
Đ: Máy điện tim Holter không thể phát hiện tắc nghẽn trong mạch máu của tim. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dùng kết quả máy điện tim Holter và nhật ký để xác định xem các kết quả bất thường hoặc đánh trống ngực có thể liên quan đến các vấn đề sau hay không:
Máy Holter có thể giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim nếu bệnh trạng này diễn ra trong thời gian theo dõi. Ngược lại, nếu cảm thấy đánh trống ngực trong thời gian theo dõi nhưng không có rối loạn nhịp tim khách quan thì máy Holter có thể giúp loại trừ các rối loạn nhịp tim đáng kể. Những lần đánh trống ngực có thể là do căng thẳng hoặc lo lắng.
Có thể cần kiểm tra thêm để xác nhận chẩn đoán và điều trị.
Đ: Không, máy điện tim Holter ghi lại hoạt động điện của tim, không phải huyết áp.
Đ: Có, khi được đeo và sử dụng đúng cách, máy điện tim Holter có thể ghi lại chính xác hoạt động điện của tim.
Đ: Có, bạn có thể mặc áo ngực với máy điện tim Holter.
Tuy nhiên, cố gắng không cởi áo ngực trong toàn bộ thời gian theo dõi để tránh làm tuột các dây hay điện cực dán vào cơ thể.
Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?
Được thành lập hơn 40 năm qua ở Singapore, các bệnh viện Mount Elizabeth là những cơ sở y tế được tin cậy trong khu vực về chuyên môn và kỹ thuật tim mạch.
Các bác sĩ chuyên khoa tim thực hiện các thủ thuật tim mạch và lồng ngực – tim mạch bằng các kỹ thuật phẫu thuật và thiết bị y tế tinh vi như máy điện tim Holter để giúp mọi bệnh nhân kiểm soát được bệnh tim.
Đội ngũ bác sĩ nội tim mạch của chúng tôi
Mount Elizabeth là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên khoa tim lớn nhất Châu Á-Thái Bình Dương. Đội ngũ đa chuyên ngành gồm các bác sĩ chuyên khoa, y tá và chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn trong quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Nam
Nữ
Please check with your insurance provider for more information, and for their most up-to-date list of panel doctors.
^Specialists may qualify to be on the Extended Panel (EP). You may enjoy selected panel benefits depending on your policy and riders.