Dr Yeak Chow Lin Samuel
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm trong mũi, hệ quả của phản ứng dị ứng cơ thể bạn nhắm vào các tác nhân cụ thể (gây dị ứng).
Các tác nhân dị ứng khác nhau tùy người, nhưng chúng có thể là phấn hoa, cỏ hoặc bụi, hay lông/da thú vật hoặc nấm mốc.
Ở những nước ôn đới, dị ứng phấn hoa còn được gọi là sốt cỏ khô.
Ở xứ nhiệt đới, dị ứng với mạt bụi nhà là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi cơ thể bạn tiếp xúc với chúng, nó sẽ khởi phát cơ chế bảo vệ tự nhiên - đó là phóng thích các chất hóa học như histamine. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đặc trưng của tình trạng nhiều người ở Singapore gọi là 'xoang'.
Một số thứ khác có thể làm tình trạng nặng hơn, như khói thuốc lá, độ ẩm cao, gió, sương mù, keo xịt tóc, nước hoa hoặc mùi hóa chất.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, mặc dù bạn có nhiều khả năng mắc phải nó hơn nếu gia đình bạn có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng cũng có mối liên kết với hen suyễn và chàm, vì vậy nếu bạn có một hoặc cả hai tình trạng này, bạn sẽ có nhiều rủi ro mắc viêm mũi dị ứng hơn.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khác nhau tùy theo khoảng thời gian bạn tiếp xúc với các chất mà bạn bị dị ứng.
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây ngay lập tức khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng:
Các dấu hiệu xuất hiện muộn hơn có thể bao gồm:
Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng này phụ thuộc hoàn toàn vào từng người và phản ứng của chính bạn đối với các tác nhân gây dị ứng. Một số người gặp các triệu chứng quanh năm, trong khi những người khác chỉ gặp các triệu chứng nhẹ thỉnh thoảng.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn lo ngại về tần suất cũng như mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng.
Với những trường hợp dị ứng ở mức độ nhẹ, có lẽ bạn sẽ không cần phải trải qua điều gì hơn một cuộc kiểm tra lâm sàng và tổng kết tiền sử bệnh lý.
Một xét nghiệm lấy mẫu da là một phương pháp phổ biến được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn với một số tác nhân gây dị ứng nhất định. Nó bao gồm việc đặt các chất thử lên da bạn để xem xét cơ thể bạn phản ứng như thế nào với mỗi một chất.
Tuy vậy, phương pháp này chỉ giúp hiểu được tình trạng bệnh ở một mức độ nhất định. Nếu trường hợp của bạn nghiêm trọng hơn hoặc các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, bạn nên đến gặp chuyên gia về Tai Mũi Họng để được tư vấn chính xác hơn.
Bác sĩ Samuel Yeak, chuyên gia về Tai Mũi Họng giải thích: "Các chuyên gia Tai Mũi Họng có những công cụ chuyên dụng như nội soi mũi, giúp khảo sát vùng bên trong mũi và họng của bạn để hỗ trợ đánh giá tình trạng."
Chuyên gia Tai Mũi Họng sẽ hướng dẫn cho bạn về cách quản lý tình trạng bệnh, đồng thời kê toa để giúp giảm nhẹ một số triệu chứng. Điều này đặc biệt cần thiết nếu tình trạng của bạn mãn tính và cần chăm sóc trong thời gian dài.
Allergic Rhinitis and its Impact on Asthma (ARIA - Tác Động của Viêm Mũi Dị Ứng Đến Hen Suyễn) - một sáng kiến về sức khỏe toàn cầu tập trung vào viêm mũi dị ứng, từ một tổ chức phi chính phủ và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) - đã chính thức xếp viêm mũi dị ứng vào nhóm bệnh mạn tính, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể được kiểm soát.
Các lựa chọn điều trị ngắn hạn cho viêm mũi dị ứng phổ biến bao gồm các loại thuốc kháng histamin và thuốc co mạch mũi. Lựa chọn dài hạn hơn gồm có thuốc xịt mũi chứa steroid hoặc tiêm thuốc chống dị ứng.
Thuốc xịt mũi chứa steroid thường bị nhầm lẫn với nhóm co mạch mũi, nhưng chúng là các loại thuốc điều trị rất khác nhau. Thuốc co mạch mũi chỉ nên dùng trong 1 -2 tuần theo đúng như được kê đơn, hoặc bạn có thể gặp phải rủi ro mắc chứng viêm mũi do thuốc. Về cơ bản, đó là khi thuốc co mạch mũi bắt đầu gây kích ứng màng nhầy mũi và khiến tình trạng xấu đi.
Sự hiểu biết là mấu chốt, Tiến sĩ Yeak giải thích: "Thuốc xịt mũi có chứa steroid là lựa chọn hiệu quả cho đường dài, nhưng sử dụng chúng cũng không hiệu quả nếu bạn không biết cần sử dụng với tần suất ra sao, hoặc bạn không đủ kiên nhẫn cho thuốc có thời gian để phát huy tác dụng."
Nhiều người cũng tin rằng một khi đã bắt đầu sử dụng thuốc chứa steroid, họ sẽ cần tiếp tục dùng chúng mãi mãi. Tiến sĩ Yeak đính chính: "Giống như cách mà bệnh nhân tiểu đường và huyết áp cao đôi khi có thể giảm nhu cầu dùng thuốc của họ bằng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng thường có thể dừng dược sau 2-3 tháng, tùy thuộc vào cách họ kiểm soát môi trường sống của mình tốt ra sao."
Nếu tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn hiện chưa được kiểm soát thành công, đến gặp chuyên gia Tai Mũi Họng có thể giúp bạn tháo gỡ những nhầm lẫn xoay quanh các lựa chọn điều trị khác nhau này. Chuyên gia cũng có thể giúp xác định để loại trừ những tình trạng xoang mũi nghiêm trọng hơn, như polyp mũi và viêm xoang mạn tính (nhiễm trùng xoang).
Các loại thuốc kháng histamin uống có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng nhẹ, xảy ra không thường xuyên hoặc kéo dài không lâu.
Hãy chú ý rằng một số thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống loại thuốc này.
Thuốc kháng histamin cũng có sẵn ở dạng thuốc xịt mũi và hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Thuốc xịt mũi corticosteroid là liệu pháp điều trị hiệu quả nhất cho viêm mũi dị ứng. Loại thuốc này phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng liên tục, nhưng chúng cũng phát huy công dụng tốt khi được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Thuốc co mạch mũi có thể giúp làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi. Bạn có thể gặp phải triệu chứng hắt hơi và khô mũi khi sử dụng loại thuốc này. Thuốc co mạch mũi không nên được sử dụng dài hơn 1 - 2 tuần.
Lựa chọn điều trị này bao gồm việc tiêm các tác nhân gây dị ứng đã được nhận diện nhiều lần, để giúp cơ thể dần tái tập làm quen với tác nhân gây dị ứng chịu trách nhiệm cho các phản ứng dị ứng, từ đó điều chỉnh phản ứng của cơ thể. Liệu pháp miễn dịch có thể được thực hiện thông qua tiêm dưới da hoặc dùng đường miệng (dưới lưỡi).
Khi bạn nghe từ "steroid", bạn có thể nghĩ tới các vận động viên thể hình. Nhưng các loại thuốc xịt mũi steroid thuộc loại steroid hoàn toàn khác, và được thiết kế để tác động tại chỗ ngay tại mũi với lượng được hấp thụ tối thiểu vào các phần khác của cơ thể. Khi bạn xịt thuốc trực tiếp vào mũi, điều khó có khả năng xảy ra là chúng sẽ có tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc bất lợi. Trên thực tế, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt việc sử dụng thuốc xịt mũi steroid cho trẻ em nhỏ từ 3 tuổi trở lên.
Mọi người cũng có mối lo lắng rằng thuốc xịt mũi steroid đè nén hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn như cúm. Nhưng Nghiên cứu về Viêm mũi xoang và Polyp mũi do các nước Châu Âu công bố (European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps - EPOS) nay đã phát hiện rằng thuốc xịt mũi steroid thật ra có thể giúp giảm viêm khi bạn bị nhiễm trùng.
Viêm mũi dị ứng là một vấn đề mãn tính nhưng có thể được kiểm soát tốt với các chiến lược điều trị đúng đắn. Việc tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và sử dụng thuốc đúng cách là những yếu tố then chốt.
Trong khi thuốc kháng histamin và co mạch mũi có công dụng theo yêu cầu sử dụng ở từng thời điểm, thuốc xịt mũi corticosteroid nên được dùng thường xuyên. Đôi khi có thể tốn 1 tuần sử dụng đều đặn trước khi bạn cảm nhận bất kỳ cải thiện đáng kể nào đối với các triệu chứng, nhưng nếu bạn duy trì việc sử dụng thuốc liên tục, ngay cả khi bạn không bị các triệu chứng, nó có thể giúp ngăn ngừa những triệu chứng xuất hiện lại.
Tiến sĩ Yeak cho biết: "Liệu pháp miễn dịch cũng là một lĩnh vực phát triển thú vị, có thể kiểm soát và có tiềm năng 'chữa khỏi' viêm mũi dị ứng. "Trong quá khứ, liệu pháp miễn dịch được thực hiện bằng các mũi tiêm thường xuyên, còn gọi là "allergy shots", và không phải là lựa chọn điều trị được ưa chuộng ở bệnh nhân trẻ tuổi."
Tin tức tốt lành đây là liệu pháp miễn dịch giờ đây có thể được truyền tải bằng thuốc ngậm đặt dưới lưỡi (SLIT). SLIT đã được chứng minh có khả năng kiểm soát viêm mũi dị ứng trong 15 năm mà không cần dùng thuốc.
Tiến sĩ Yeak chia sẻ thêm: "15 năm rất gần với định nghĩa của từ chữa khỏi, bởi vì không có nghiên cứu nào được tiến hành trong khoảng thời gian lâu hơn 15 năm. Hiện tại, liệu pháp miễn dịch không phải phương thức đi đầu trong điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng rất có thể sẽ trở thành phương thức đầu tiên trong tương lai."
Hãy trao đổi với chuyên gia Tai Mũi Họng để tìm hiểu thêm về các lựa chọn điều trị viêm mũi dị ứng!