10 Lý Do Tại Sao Đa Nhiệm Có Thể Không Hiệu Quả

Nguồn: Shutterstock

10 Lý Do Tại Sao Đa Nhiệm Có Thể Không Hiệu Quả

Cập nhật lần cuối: 09 Tháng Năm 2019 | 6 phút - Thời gian đọc

Nếu bạn nghĩ đa nhiệm là một cách hiệu quả để làm được nhiều việc hơn, hãy suy nghĩ lại. Bộ não con người không được thiết kế để đa nhiệm.

Bạn đang bước đi trên đường và quyết định gửi tin nhắn đến một đồng nghiệp về một công việc bạn vừa nhớ ra, và một cuộc trò chuyện dạng văn bản diễn ra. Bạn tự cho mình là một người đa nhiệm giỏi, vì vậy bạn nghĩ mình đã kiểm soát được tất cả, nhưng trong thực tế, bạn không để tâm nhiều đến các chi tiết cuộc hội thoại và môi trường xung quanh như bạn nghĩ.

Đúng vậy, bạn có thể làm 2 việc cùng lúc, như đi bộ và nói chuyện, hoặc ăn và đọc, nhưng điều bạn không thể làm là tập trung vào 2 việc cùng lúc. Sự chú ý của bạn chỉ chuyển qua chuyển lại giữa 2 việc đó. Nếu một trong những việc bạn làm không cần đến suy nghĩ có ý thức, thì có thể làm một điều gì khác cùng lúc, như việc thở chẳng hạn. Bạn có thể nghĩ việc đi bộ là làm một cách vô thức, nhưng bạn vẫn cần chú ý tới người qua đường và tín hiệu giao thông, và các phương tiện giao thông.

Trong quá trình não của bạn chuyển đổi giữa các công việc, bạn đang tốn nhiều thời gian hơn và mắc nhiều sai lầm hơn trong cả hai việc so với việc chỉ làm 1 việc vào một thời điểm, dẫn đến một loạt các tác động tiêu cực tiềm ẩn.

Dưới đây là 10 lý do tại sao có lẽ bạn không nên đa nhiệm.

1. Những giới hạn của não bộ không cho phép đa nhiệm thực sự

Hạn chế của não và đa nhiệm

Não bộ của chúng ta không được thiết kế để làm 2 việc cùng một lúc, và điều này liên quan đến các quá trình điều khiển điều hành hạn chế của nó. Vỏ não trước trán chịu trách nhiệm cho hầu hết mọi kiểm soát và quá trình quyết định của chúng ta. Vậy, điều gì xảy ra khi một mục đích khác chen vào? Các nhà tâm lý học cho rằng các quá trình điều khiển điều hành có 2 pha riêng biệt:

Chuyển mục tiêu

Trong pha chuyển mục tiêu, não bộ tập trung thực hiện Công việc A thay vì Công việc B.

Kích hoạt nguyên tắc

Trong pha kích hoạt nguyên tắc, não bộ tập trung tắt đi các nguyên tắc nó cần cho công việc đầu tiên và bật lên các nguyên tắc cho công việc tiếp theo.

Ví dụ, trong trường hợp nhắn tin trong khi đang học, não bộ của chúng ta có thể phải vận hành các nguyên tắc tinh thần và các kỹ năng cần thiết để xem một đoạn video nhiều thông tin, nhưng khi chúng ta chuyển sang nhìn vào điện thoại, não bộ phải chuyển mục tiêu từ học sang nhắn tin, đây là lúc nó sẽ phải nhớ lại các nguyên tắc để viết tin nhắn.

Trải qua các giai đoạn này giúp não bộ chuyển đổi giữa các công việc mà chúng ta không nhận ra, nhưng nó cũng khiến cho các quá trình của chúng ta cảm giác hiệu quả hơn thực tế.

2. Điều này làm giảm khả năng học tập của bạn

Mỗi một chuyển dịch nhỏ trong sự chú ý đều có cái giá về mặt nhận thức. Mỗi lần chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác, chúng ta đang làm cạn kiệt các nguồn lực và năng lượng não bộ quý giá. Con người có khả năng rất hạn chế để suy nghĩ đồng thời, và việc phân chia sự chú ý làm gián đoạn dòng chảy thông tin trong tâm trí ở một thời điểm. Vì việc tập trung chất lượng cao là cần thiết cho học tập, đa nhiệm khiến chúng ta không thể diễn giải và lưu giữ thông tin hiệu quả.

3. Thời gian bị lãng phí, không được tiết kiệm

Khi chúng ta lo ra cố gắng hoàn thành các việc nhỏ trong khi cố gắng hoàn thành một việc phức tạp, chúng ta sẽ sớm thấy chúng thực chất đang ăn nhiều thời gian hơn chứ không phải tiết kiệm thời gian. Tâm trí phải thiết lập lại sau khi chuyển đổi công việc. Điều này tốn thời gian, dù chỉ vài phần mười giây. Điều này dường như không dài, nhưng sự chậm trễ này cộng dồn lại. Hãy hình dung lượng thời gian bị phí phạm do bị gián đoạn lặp đi lặp lại trong ngày. Các chuyên gia ước tính chúng ta có thể lãng phí tới 40% năng suất làm việc do đa nhiệm.

4. Bạn sẽ mắc nhiều lỗi sai hơn

Bạn sẽ mắc nhiều lỗi sai hơn

Mắc nhiều lỗi sai hơn là hệ quả tất yếu của việc thiếu tập trung khi đa nhiệm. Khi làm nhiều việc cùng một lúc, tâm trí của chúng ta bị phân chia cho các việc đó, và thế nên sẽ rất tự nhiên nếu xảy ra nhiều lỗi sai. Sự kích hoạt chồng chéo và giao thoa về mặt tinh thần giữa các công việc này có thể khiến chúng ta lầm lẫn dùng hành động của Công việc A cho Công việc B.

5. Điều này có thể góp phần gây mất trí nhớ

Chuyển đổi nhanh chóng từ công việc này sang công việc khác tác động đến trí nhớ ngắn hạn vì não bộ không có đủ thời gian để ghi nhận và lưu giữ đầy đủ thông tin tiếp nhận được. Tác động này luôn là tiêu cực và càng thể hiện rõ ràng hơn khi chúng ta già đi. Chỉ vì bạn có thể xử lý được công việc ngay lúc này không có nghĩa là trong 5 hay 10 năm tới, bạn có thể tiếp tục cuộc sống theo cách tương tự. Tốt hơn hết là hãy luôn vun đắp các thói quen lành mạnh từ sớm.

6. Điều này có thể làm suy yếu khả năng sáng tạo của bạn

Khi cố gắng đa nhiệm, sự sáng tạo và đổi mới bị cản trở. Tập trung cao độ là cần thiết cho tư duy đổi mới. Khi cố gắng đa nhiệm, thông thường bạn không tập trung đủ lâu để tạo ra được những suy nghĩ gốc và phức tạp vì bạn liên tục chuyển tới lui. Óc sáng tạo không được tối ưu hóa khi chúng ta liên tục chuyển đổi giữa các công việc, và việc cho ra đời các ý tưởng thật sự mang tính chất đổi mới có thể sẽ khó khăn.

7. Đa nhiệm có thể gây nghiện

Đa nhiệm có thể gây nghiện

Một vòng lặp phản hồi nghiện dopamine có thể được hình thành khi chúng ta liên tục đa nhiệm. Não bộ được tưởng thưởng khi đi lạc hướng một khi nhận được kích thích từ bên ngoài. Các vùng não tương tự mà chúng ta cần để duy trì sự tập trung cho một công việc cũng dễ bị phân tâm. Mỗi lần chúng ta đa nhiệm - não bộ của chúng ta được huấn luyện để mất tập trung và bị phân tâm. Ngay khi điều này xảy đến, sẽ vô cùng khó khăn để phá vỡ chu trình đó. Thay vì gặt hái được phần thưởng lớn đến từ nỗ lực tập trung liên tục, chúng ta lại gặt hái những phần thưởng trống rỗng đến từ việc hoàn thành hàng trăm công việc vặt vãnh trần tục.

8. Quá nhiều công việc có thể khiến bạn kiệt sức

Đa nhiệm là nỗi nhọc nhằn, vắt kiệt năng lượng tinh thần. Việc ép não bộ phải chuyển đổi sự chú ý từ hoạt động này sang hoạt động khác đó khiến vỏ não trước trán sử dụng nhiều năng lượng hơn. Dạng chuyển dịch kéo dài liên tục này khiến não bộ đốt cháy năng lượng nhanh chóng đến mức chúng ta cảm thấy cạn kiệt ngay cả sau một khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn từng tự hỏi tại sao bạn luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi bạn dường như chưa làm việc gì, thì đây có thể là một lý do.

9. Điều này có thể gây ra lo âu

Một khuyết điểm chủ yếu của đa nhiệm là cảm giác lo âu, nó ảnh hưởng đến những người thường xuyên phân chia sự chú ý của họ. Tác động xấu của việc làm gián đoạn công việc không chỉ về mặt thể chất và tinh thần, mà còn về mặt sinh lý. Đa nhiệm làm tăng quá trình sản xuất cortisol của não bộ, một loại hormone kích thích cảm giác căng thẳng. Lo âu tăng dần với đủ mức độ căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần, khiến cho não bộ bị kích thích quá mức và đoản mạch.

10. Đa nhiệm có thể mang lại tử vong

Đa nhiệm có thể mang lại tử vong

Mặc dù việc chuyển đổi giữa các công việc mất ít hơn một giây, vậy là đủ thời gian để tai nạn xảy ra. Khi lái xe hoặc vận hành các thiết bị lớn, nguy hiểm, điều bắt buộc là phải tiếp tục tập trung vào những gì bạn đang làm. Tại Singapore, việc không quan sát tốt đã là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông trong 5 năm qua. Năm 2016, điều này dẫn đến 2729 vụ tai nạn và 41 tử vong trên đường.

Tóm lại, theo nhiều cách ngạc nhiên, đa nhiệm có thể gây nhiều hại hơn lợi cho não bộ cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Nếu bạn vật lộn để hoàn thành các công việc hằng ngày, hãy thử phương pháp "từng khối thời gian một" - dành một khoảng thời gian cụ thể để tập trung cho từng công việc - để giúp quản lý thời gian biểu của bạn tốt hơn và giữ bạn tập trung cho mỗi công việc.

Causes of Road Accidents - Causes of Accidents by Severity of Injury Sustained. (2017, June 5) Retrieved from https://data.gov.sg/dataset/causes-of-road-accidents-causes-of-accidents-by-severity-of-injury-sustained?view_id=e80588ff-310c-4199-93bf-e6479e160634&resource_id=d68321b6-c438-425d-b9f4-d5777eee9e77

Levitin, D J. (2018, March 22) Why the modern world is bad for your brain. Retrieved from https://www.theguardian.com/science/2015/jan/18/modern-world-bad-for-brain-daniel-j-levitin-organized-mind-information-overload

Miller, E. (2016, December 8) Here’s Why You Shouldn't Multitask, According to an MIT Neuroscientist. Retrieved from http://fortune.com/2016/12/07/why-you-shouldnt-multitask/

Multitasking: Switching costs. (2006, March 20) Retrieved from https://www.apa.org/research/action/multitask

Multitasking Overloads the Brain. (2017, April 28) Retrieved from https://neurosciencenews.com/multitasking-brain-overload-6531/

Robinson, J. (2012, November 20) The Truth About Multitasking: How Your Brain Processes Information. Retrieved from https://www.entrepreneur.com/article/224943
Bài viết liên quan
Xem tất cả