Cấy ghép tủy xương (tế bào gốc)

Ghép tủy xương là gì?

Ghép tủy xương còn được gọi là ghép tế bào gốc hoặc ghép tế bào gốc tạo máu. Đây là thủ thuật y tế nhằm thay thế tủy xương đã bị tổn thương do bệnh tật, nhiễm trùng hoặc hóa trị.

Tủy xương là mô mỡ, xốp bên trong xương. Tủy xương chứa tế bào gốc tạo máu có khả năng tạo ra tế bào máu mới. Nhìn chung, cơ thể chúng ta có 3 loại tế bào máu:

  • Tế bào hồng cầu (hemoglobin), vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể
  • Tế bào bạch cầu, giúp chống nhiễm trùng
  • Tiểu cầu, ngăn chảy máu quá nhiều thông qua quá trình đông máu

Trong quá trình cấy ghép, tế bào gốc khỏe mạnh được đưa vào máu để có thể di chuyển đến tủy xương, tạo ra tế bào máu mới và thúc đẩy quá trình hình thành tủy mới.

Các loại ghép tủy xương

Có 2 loại cấy ghép dựa theo nguồn tế bào gốc khỏe mạnh:

  1. Ghép dị thân, trong đó nguồn tế bào gốc khỏe mạnh là của một người khác.
  2. Ghép tự thân, trong đó nguồn tế bào gốc khỏe mạnh là của chính bệnh nhân (trước khi bệnh nhân bắt đầu hóa trị hoặc xạ trị)

Tại sao cần thực hiện ghép tủy xương?

Ghép tủy xương được dùng để điều trị các bệnh lý y khoa gây tổn thương đến tủy xương như:

  • Thiếu máu, do suy tủy xương gây ra
  • Bệnh bạch cầu, loại ung thư gây ảnh hưởng đến tế bào bạch cầu
  • U lympho, loại ung thư khác gây ảnh hưởng đến tế bào bạch cầu
  • Đa u tủy xương, loại ung thư gây ảnh hưởng đến tương bào (loại tế bào bạch cầu riêng biệt sản sinh ra kháng thể)
  • Một số rối loạn về máu, hệ miễn dịch và chuyển hóa

Ghép tủy xương còn có thể khắc phục tủy xương bị tổn thương do điều trị ung thư tích cực.

Bác sĩ sẽ chỉ khuyến cáo ghép tủy xương nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả và bạn có sức khỏe tương đối tốt mặc dù đang bị bệnh.

Ai không nên ghép tủy xương?

Nhìn chung, tuổi tác không ảnh hưởng đến khả năng đủ điều kiện ghép tủy xương. Tuy nhiên, bạn có thể không đủ điều kiện nếu bị các vấn đề sức khỏe nặng khác như bệnh tim, phổi, gan hoặc thận nghiêm trọng.

Các nguy cơ và biến chứng của ghép tủy xương là gì?

Ghép tủy xương là thủ thuật phức tạp đi kèm với nhiều nguy cơ. Bác sĩ sẽ trao đổi về các nguy cơ và lợi ích tiềm năng để giúp bạn quyết định có nên tiến hành hay không.

Các biến chứng có thể xảy ra khi ghép tủy xương bao gồm:

  • Bệnh lý ghép chống chủ (GvHD). Biến chứng này xảy ra trong ghép dị thân khi tế bào cấy ghép bắt đầu tấn công các tế bào khác.
  • Nhiễm trùng. Vì ghép tủy xương làm suy yếu khả năng miễn dịch, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao hơn trong quá trình cơ thể phục hồi.
  • Tiểu cầu thấp và tế bào hồng cầu thấp, có thể xảy ra do tủy xương không hoạt động. Tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu trong nguy hiểm.
  • Đau. Hóa trị và xạ trị liều cao có thể gây viêm miệng và đường tiêu hóa, dẫn đến loét miệng và kích ứng đường tiêu hóa.
  • Thừa dịch, tình trạng thận không thể xử lý lượng dịch lớn được cung cấp dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV), dưỡng chất và chế phẩm máu.
  • Suy hô hấp, có thể xảy ra nếu đường thở bị nhiễm trùng hoặc viêm.
  • Tổn thương nội tạng. Gan và tim là các cơ quan quan trọng có thể bị tổn thương trong quá trình cấy ghép.

Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Mount Elizabeth?

Bệnh viện Mount Elizabeth và Bệnh viện Mount Elizabeth Novena là các bệnh viện được trao nhiều giải thưởng về chuyên môn có trụ sở đặt tại Singapore, sở hữu công nghệ và cơ sở vật chất hiện đại để tiến hành nhiều phương án điều trị ung thư khác nhau.

Các bác sĩ huyết học giàu kinh nghiệm đến từ Trung tâm huyết học và cấy ghép tế bào gốc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, theo yêu cầu để giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Find doctors from our allied hospitals

We offer a full spectrum of healthcare services under IHH Healthcare Singapore.
Check if your preferred hospital offers this treatment:

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

 

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777